Địa chỉ: số 55B, Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1
Cung Văn hoá Lao động Thành phố Hồ Chí Minh là một công trình kiến trúc bao gồm cụm các tòa nhà và sân vận động phục vụ cho các hoạt động văn hóa, thể dục - thể thao của người dân thành phố cũng như nhiều nơi khác. Cung có địa chỉ tại số 55B, đường Nguyễn Thị Minh Khai, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Cung Văn hoá Lao động Thành phố Hồ Chí Minh là nơi tập luyện, bồi dưỡng và phát hiện nhiều vận động viên tiềm năng ở nhiều bộ môn thể thao như bóng nước, bi sắt,... một số vận động viên còn được tham dự các cuộc thi lớn như: SEA Games, Para Games… Nhiều hoạt động văn hóa nghệ thuật được tổ chức tại đây như: hội họa, thời trang, nhiếp ảnh, dân ca và một số chương trình biểu diễn nghệ thuật, liên hoan sân khấu và hội diễn văn nghệ quần chúng. Ngày 22 tháng 1 năm 2006, Cung Văn hoá Lao động Thành phố Hồ Chí Minh được Chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động hạng I.
Câu lạc bộ thể thao Sài Gòn nhìn từ trên cao vào khoảng năm 1930.
Năm 1866, các sĩ quan Pháp đã chiếm dụng một khu đất rộng của khu quy hoạch này để làm một sân thể thao không chính thức, dành cho các môn điền kinh, bắn súng và đua ngựa[2].
Năm 1896, một câu lạc bộ thể thao thượng lưu được thành lập, lấy tên là Cercle Sportif Saigonnais (Câu lạc bộ Thể thao Sài Gòn), các hoạt động thể thao được tổ chức thường xuyên.
Năm 1902, chính quyền thuộc địa cho xây dựng cơ sở của Câu lạc bộ Le Cercle Sportif Saigonnais ngay trong khuôn viên vườn hoa, bao sân bóng đá, hồ bơi và sân quần vợt. Sân bóng của Câu lạc bộ lúc bấy giờ là sân duy nhất đủ tiêu chuẩn đón những đội banh ngoại quốc đến đấu.
Năm 1866, Cung Văn hoá Lao động có tên gọi Cèrcle Spertif Saigonnais được xây dựng làm sân thể thao của quan chức người Pháp.
Nguồn: Internet.
Ngày 07/11/1975, Ủy Ban quân quản Thành phố Sài gòn - Gia Định đã giao Câu lạc bộ Thể dục Thể thao Sài Gòn (Cercle Sportif Saigonnais - nơi dành riêng cho giới sĩ quan Pháp, Mỹ, sĩ quan chế độ cũ và giới thượng lưu trước đây) cho Liên Hiệp Công Đoàn Thành Phố để xây dựng thành Câu lạc bộ Lao động, nhằm phục vụ sinh hoạt văn hóa thể thao cho công nhân viên chức và người lao động Thành phố. Trong những năm qua từ Câu lạc bộ lao động (7/11/1975) thiết chế đã liên tục được đầu tư, phát triển và đổi tên thành Nhà văn hóa lao động (năm 1985) Cung Văn Hóa Lao Động TP. HCM (năm 1998 cho đến nay).
Các hoạt động thường xuyên của Cung Văn Hóa Lao Động TP. Hồ Chí Minh - Tổ chức tọa đàm, hội thảo, báo cáo chuyên đề, giao lưu gặp gỡ những gương mặt lao động xuất sắc, những chuyên gia, nghệ sĩ hoạt động trong các lĩnh vực: khoa học, văn hóa nghệ thuật, y học, tâm lý học, hôn nhân gia đình ...
Với những điểm nhấn đặc biệt, Cung Văn hóa Lao Động (TP.HCM) đang trong giai đoạn được Văn phòng Đề cử Kỷ lục Việt Nam - Viện Kỷ lục Việt Nam thiết lập hồ sơ đề xuất kỷ lục: Nhà văn hóa lâu đời nhất Việt Nam.